Hiểu như thế nào về phương pháp Montessori?
Phương pháp Montessori cho trẻ mầm non được sáng lập bởi Tiến sĩ người Ý Maria Montessori. Bà là một chuyên gia trong các lĩnh vực triết học, nhân văn học và giáo dục học.
Montessori là một cách giáo dục sớm cho trẻ thông qua các giáo cụ trực quan. Phương pháp này tập trung vào sự thúc đẩy tiềm năng bên trong bé bằng một môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở với các giáo viên giảng dạy được đào tạo bài bản về chuyên môn cùng giáo cụ hỗ trợ học tập chuyên biệt.
Đặc điểm nổi trội ở phương pháp Montessori chính là sự tôn trọng cá tính riêng biệt, tự lập, tự do mang tính kỷ luật của mỗi đứa trẻ. Ngoài ra, phương pháp này cũng hỗ trợ phát triển tâm sinh lý trẻ một cách tự nhiên, đồng thời trang bị cho bé đầy đủ những kiến thức thực tiễn cần thiết.
Bên cạnh đó, việc giáo dục trẻ mầm non bằng Montessori sẽ xây dựng nền tảng cơ bản cho trẻ ngay từ những năm đầu đời. Nhờ vậy, bé được phát triển hoàn thiện cả về trí não, khả năng tiếp nhận thông tin, kiến thức cũng như hình thành những kỹ năng xã hội, kỹ năng học tập độc lập, giao tiếp linh hoạt từ rất sớm.
Những lợi ích khi áp dụng phương pháp Montessori cho trẻ mầm non
Phương pháp Montessori cho trẻ mầm non từ 3-6 tuổi sẽ giúp bé hiểu và nhận biết được những khái niệm cơ bản về toán học, phát triển tính tự lập cũng như kiên trì trong các hoạt động hàng ngày. Ngoài ra, con cũng sẽ được phát triển các kỹ năng giao tiếp thông qua sự tương tác với mọi người xung quanh.
Rèn luyện tính kỷ luật và tự giác ở trẻ
Kỷ luật là một đức tính cực kỳ quan trọng ở hầu hết các lĩnh vực giảng dạy. Thông qua phương pháp Montessori, trẻ có thể tự chọn thời gian tham gia và thực hiện việc mình yêu thích theo kế hoạch nhất định sau khi được thầy cô hướng dẫn. Điều này sẽ giúp bé hình thành khả năng quản lý thời gian, tính tự giác cũng như chủ động trong các hoạt động thường ngày.
Rèn luyện, hình thành thói quen sắp xếp đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp
Phương pháp giáo dục Montessori cung cấp cho trẻ bộ đồ chơi và giáo cụ đều được sắp xếp cẩn thận và ngăn nắp. Sau khi hoàn thành bài học hoặc các hoạt động, bé sẽ được thầy cô hướng dẫn để lại các đồ vật về vị trí ban đầu. Từ đó, giúp trẻ hình thành thói quen sắp xếp đồ đạc có trật tự, gọn gàng, ngăn nắp.
Giúp trẻ có được cơ hội trải nghiệm thế giới xung quanh
Với phương pháp Montessori, giáo viên trong lớp học sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn bé hoàn thành nội dung bài học. Ngoài ra, họ cũng sẽ là người hỗ trợ con khi gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề mà không được can thiệp vào quyết định hay hành động của trẻ. Điều này sẽ tạo điều kiện để các bé được học tập, khám phá thế giới xung quanh theo cách riêng của mình.
Khơi gợi cảm hứng, sự sáng tạo trong trẻ
Việc để trẻ tự do lựa chọn và thực hiện các hoạt động theo cách riêng của mình sẽ giúp khơi gợi tính tò mò và sáng tạo bên trong con. Hơn nữa, việc tiếp xúc với nhiều nền văn hóa cũng như môi trường khác nhau trẻ sẽ được mở rộng tư duy của mình đối với thế giới hay mở ra hướng suy nghĩ khác nhau trong một vấn đề.
Phương pháp Montessori cho trẻ mầm non tập trung vào những lĩnh vực nào?
Điểm đặc biệt của phương pháp Montessori cho trẻ mầm non chính là tập trung vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này sẽ giúp bé phát triển một cách toàn diện cả về nhận thức, tư duy lẫn cảm xúc và giác quan.
Thực hành cuộc sống
Montessori sẽ giúp trẻ có được những bài học cơ bản về thói quen sinh hoạt hàng ngày. Những hoạt động liên quan tới bản thân như mang giày dép, thắt quai dép hoặc dây giày, mặc hoặc cởi áo khoác, tự đi vệ sinh…Hay thậm chí là chăm sóc môi trường xung quanh: Lau bụi trên lá, tưới cây, lau bụi trên giá kệ,…
Ngoài ra, phương pháp này còn hướng dẫn bé cách giữ bình tĩnh và làm mọi việc một cách ngăn nắp, gọn gàng. Đồng thời, giúp bé hiểu và biết cách quan tâm đến việc giữ gìn vệ sinh chung cũng như giúp đỡ, tương trợ những người khác.
Giác quan
Montessori giúp bé làm quen, học nhanh với các giáo cụ trực quan cũng như nhận biết sự khác biệt giữa cảm giác và tri giác. Thông qua các bài tập riêng biệt, giúp bé vận dụng tối đa cả 5 giác quan để quan sát, so sánh sự vật hiện tượng, cách suy luận và đưa ra kết luận.
Ngôn ngữ
Với phương pháp này, trẻ sẽ biết cách bày tỏ cảm xúc của bản thân mình thông qua lời nói, đồng thời, giúp bé nhận biết mặt chữ, tô chữ. Ngoài ra, Montessori còn tạo cơ sở vững chắc để môn học tiếng Việt và Ngữ Văn sau này của con được tốt hơn.
Giáo viên, ba mẹ có thể thiết kế các hoạt động ngôn ngữ sáng tạo cho bé như: Ghép thẻ từ với tranh, ghép từ với các dụng cụ trực quan, ghép thẻ từ thành câu hoàn chỉnh, nghe âm thanh, chọn từ đúng,…
Toán học
Dạy trẻ với phương pháp Montessori, giúp bé làm quen với các biểu tượng số học thông qua nhận biết về lượng mang tính cụ thể. Từ đó, trẻ sẽ nhận biết được các con số, các phép tính về số học (cộng, trừ, nhân, chia) đơn giản,…
Ngoài ra, cha mẹ hoặc người hướng dẫn có thể kết hợp phương pháp này với ứng dụng Monkey Math để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện hơn về khả năng sáng tạo, trí thông minh. Sử dụng chương trình này bé sẽ phát triển toàn diện 5 năng lực Toán học theo chương trình GDPT và hình thành thói quen tư duy ngay từ nhỏ.
Thông qua đó, xây dựng nền tảng Toán học vững chắc và hỗ trợ việc học trên lớp của trẻ một cách hiệu quả nhất. Monkey Math còn kích thích sự sáng tạo, tích cực đặt câu hỏi để bé hiểu được tận gốc vấn đề đưa ra trong Toán học.
Cung cấp kiến thức văn hóa nghệ thuật, Lịch sử, Địa lý, Khoa học
Montessori còn cung cấp cho trẻ những kiến thức văn hóa, khoa học, địa lý. Nhờ đó, bé có thể ý thức được mọi thứ xung quanh dựa trên các học cụ trực quan. Ngoài ra, ba mẹ hãy sử dụng những ví dụ gần gũi để trẻ dễ dàng hiểu và nhận biết mọi thứ. Tuy nhiên, giáo viên nên để bé tự giải quyết vấn đề một mình hoặc tự trao đổi với những bạn học chung.
Cách thực hiện phương pháp Montessori cho trẻ mầm non
Phương pháp Montessori cho trẻ mầm non từ 3 - 6 tuổi chủ yếu củng cố lại kiến thức mà con học được ở trường. Cha mẹ có thể giúp con thực hiện thông qua những kỹ năng thực tế hàng ngày. Cách thực hiện Montessori hiệu quả cụ thể như sau:
-
Môi trường học tập: Cha mẹ nên thiết kế góc học tập, phòng ngủ cũng như khu vui chơi phù hợp với sở thích cá nhân của trẻ. Ví dụ: Nếu con thích tiếng Anh, ba mẹ hãy dán thật nhiều hình ảnh ngộ nghĩnh kèm theo các từ khóa bằng tiếng Anh. Điều này không những tăng sự thích thú học tập của trẻ mà còn giúp bé rèn luyện kỹ năng học từ vựng tiếng anh.
-
Trò chơi: Phương pháp Montessori chủ yếu giúp trẻ phát triển thông qua giáo dục trực quan. Vì vậy, cha mẹ hãy gợi ý cho bé những kiểu trò chơi nhằm hỗ trợ rèn luyện, tăng khả năng tập trung và giúp não bộ phát triển toàn diện. Ví dụ như: Chơi đất nặn, tắm cho búp bê, gắp rau củ quả,...
-
Giao tiếp: Giai đoạn mầm non là thời điểm vàng để con phát triển kỹ năng giao tiếp tại nhà. Do đó, ba mẹ hãy mua những tấm thẻ chữ cái, câu nói dân gian để chơi cùng bé hoặc dán ở những vị trí xung quanh nhà nơi con dễ nhìn thấy. Đọc sách, kể chuyện hoặc dạy trẻ đếm số từ các vật dụng xung quanh cũng là phương pháp cha mẹ nên dạy con để hoàn thiện ngôn ngữ.
-
Lưu ý khi thực hiện phương pháp Montessori cho trẻ mầm non
Việc thực hiện phương pháp Montessori cho trẻ mầm non không có gì khó khăn. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ sẽ có khả năng nhận thức cũng như cách tiếp thu khác nhau. Vì vậy, trong quá trình dạy bé, bạn cần lưu ý một số điểm dưới đây để mang lại kết quả tốt nhất.
Khuyến khích việc chơi đùa
Ở phương pháp Montessori, các hoạt động của trẻ sẽ không phụ thuộc quá nhiều vào giáo viên, người hướng dẫn. Thay vào đó, bé sẽ có thể tự quyết định trình tự các hoạt động và thoải mái học tập, vui chơi với các bạn bè đồng trang lứa.
Giáo viên chỉ đóng vai trò là người bạn đồng hành, quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ trẻ khi cần. Vì vậy, ba mẹ hãy thường xuyên khích lệ bé vui chơi, học tập một cách tự nhiên với bạn bè xung quanh.
Không gián đoạn, làm phân tán sự tập trung của trẻ
Khi trẻ đã yêu thích một hoạt động nào đó hoặc khám phá ra một món đồ chơi yêu thích ba mẹ hãy để trẻ yên tĩnh một mình. Lúc này, bé rất cần sự tập trung để có thể tự mình khám phá cách chơi cũng như tự giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình “làm việc”. Giáo viên chỉ can thiệp và đưa ra hướng dẫn khi trẻ yêu cầu.
Lấy trẻ làm trung tâm
Phương pháp Montessori lấy trẻ làm trung tâm của việc dạy học. Bởi các chương trình giảng dạy hay lộ trình học sẽ được thiết kế dựa trên khả năng cụ thể và quá trình phát triển của mỗi đứa trẻ để tạo điều kiện thuận lợi giúp trẻ phát triển toàn diện.
Tôn trọng và không áp đặt trẻ
Dù ở độ tuổi nào, chúng ta đều rất cần sự tôn trọng và trẻ nhỏ cũng không ngoại lệ. Ba mẹ nên tôn trọng sự tự do để bé có không gian khám phá, học hỏi riêng. Giáo viên hay người hướng dẫn không nên áp đặt suy nghĩ của bản thân lên trẻ.
Khi bị áp đặt, trẻ sẽ dần dần trở nên lo sợ, e ngại và không còn dám làm theo suy nghĩ, cách của riêng mình. Từ đó, bé sẽ đánh mất năng khiếu và khả năng vốn có trong mình.
Xem thêm: Tại sao phương pháp Montessori được cha mẹ khắp thế giới lựa chọn?
Kết hợp với ứng dụng Monkey Junior
Bất kỳ một cách giáo dục trẻ nào cũng cần có sự kết hợp khéo léo từ nhiều phương pháp khác nhau, Montessori cũng không ngoại lệ. Vì vậy, việc kết hợp chương trình Monkey Junior sẽ giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ, nhận biết nhanh từ vựng và ghi nhớ lâu hơn.
Chỉ với 10 phút mỗi ngày ở 01 bài học, trẻ sẽ thành thạo hơn 1.000 từ vựng mỗi năm. Đặc biệt, ứng dụng này còn giúp bé bắt nhịp nhanh và hình thành thói quen học tập đơn giản, với lộ trình từ Cơ bản đến Nâng cao được các chuyên gia xây dựng sẵn.
Các trò chơi giáo dục trong chương trình được tính toán kỹ lưỡng để phù hợp với sự phát triển và nhận thức của trẻ. Đồng thời, kích thích sự phát triển đồng đều ở cả 2 bán cầu não của trẻ trong giai đoạn vàng "cửa sổ cơ hội".
- nguồn Monkey junior
- #mamnontuoithovietanh